Những hoạt động tại ngôi nhà Montessori

Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục sớm đã quá nổi bật cho đến hiện nay. Hiệu quả thu được từ phương pháp giáo dục này đã được cả phụ huynh lẫn giáo viên ghi nhận rất nhiều. Nhưng những gì đã tạo nên điều đó? Có gì đặc biệt đang xảy ra trong ngôi nhà mang tên Montessori? Bố mẹ hãy cùng khám phá qua bài viết này

Hoạt động thực tế - các bài tập thực hành cuộc sống

Một trong những yếu tố tạo nên sự nổi bật và khác biệt của phương pháp Montessori là khuyến khích sự phát triển tự nhiên của trẻ. Vì vậy, khi tiếp xúc với phương pháp này, trẻ sẽ có cơ hội được tiếp xúc với các bài học cũng như hoạt động gắn liền với thực tế như nấu cơm, rửa bát, chăm sóc cây cối,... Trong Ngôi Nhà Của Trẻ Montessori, chúng tôi dùng thuật ngữ “các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn (EPL)” để mô tả những hoạt động đó. 



Ngay từ lúc được sinh ra đời và bước vào môi trường được tạo ra và duy trì bởi người lớn, em bé đã quan sát và trở nên nhanh chóng quen thuộc với các hoạt động duy trì đó bởi chúng là một phần trong các hoạt động hàng ngày của người lớn. Điều này được cho thấy trong các hành động bắt chước hay qua các trò chơi đồ hàng của trẻ. Trẻ luôn tìm cách "làm theo" những gì người lớn làm. Điều này không hề xấu, mà càng giúp trang bị kiến thức và sự tự lập ở trẻ. Sẽ càng tuyệt vời nếu những hoạt động đó được hướng dẫn và định hướng đúng đắn. Những bài hoc tại ngôi nhà Montess chính là mang ý nghĩa này.

Phân chia các hoạt động thực tế


Các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của người lớn có thể phân thành ba loại: hoạt động chăm sóc môi trường; hoạt động chăm sóc cá nhân; và những hoạt động ứng xử duyên dáng, lịch thiệp trong cuộc sống xã hội (giao tiếp).

Không cần phải là một người quan sát được huấn luyện và tỉnh táo để có thể nhận thấy là con người-trong-hình-hài-em-bé từ lúc còn rất nhỏ đã thể hiện nhu cầu mạnh mẽ không thể chối từ trong việc muốn tham gia vào các hoạt động trên. Trẻ chứng tỏ sự hứng thú mạnh mẽ, muốn là một phần của các hoạt động đó, “xin để giúp đỡ” thực hiện những hoạt động đó. Chúng ta nên tự hỏi vì sao trẻ lại quá hứng thú trong khi chúng ta làm những việc đó phần lớn là vì nhu cầu bên ngoài thay vì là sự hứng thú thuần khiết bên trong.
Đối với trẻ nhỏ, những hoạt động này có chức năng quan trọng và mang tính cá nhân. Chúng không phải là những hoạt động mang tính chất duy trì hay khôi phục môi trường (giống như mục đích của người lớn), mà là mang tính chất xây dựng cho chính bản thân trẻ. Những hoạt động thường ngày ấy giúp trẻ phát triển và sáng tạo.

Những hoạt động tại ngôi nhà Montessori Những hoạt động tại ngôi nhà Montessori Reviewed by giaovienmamnon on 09:47 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.