Bài tập thực hành cuộc sống theo phương pháp giáo dục Montessori

Một trong những đặc điểm nổi bật của phương pháp giáo dục Montessori chính là ưu tiên sự phát triển tự nhiên của trẻ. Tại lớp học của Montess, trẻ sẽ có cơ hội và tiếp xúc với những bài tập thực hành cuộc sống như quét nhà, rửa bát,... giúp kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.

Những ưu điểm nổi bật của các bài tập thực hành cuộc sống

Ưu điểm nổi bật đầu tiên của các bài tập thực hành cuộc sống trong phương pháp giáo dục Montessori đem lại chính là giúp trẻ tăng cường và phát triển sự độc lập trong việc. Bởi lẽ, trong không gian lớp học Montess, các giáo cụ được sắp xếp trên kệ một cách gọn gàng và có chủ đích. Các bé sẽ được tự lấy dụng cụ học tập nào mà mình yêu thích rồi tự khám phá với những dụng cụ ấy mà không bị cắt ngang hay cấm đoán. Thầy cô lúc đấy sẽ giữ vai trò là người hướng dẫn, quan sát để cho các con được thoả sức tìm tòi. Sau khi dùng xong, các con cũng sẽ là người tự thu dọn, sắp xếp lại đồ đạc đúng nơi quy định và gọn gàng ngăn nắp. Chính điều này đã làm tăng tính học hỏi cũng như sự độc lập trong công việc của mình.

Bên cạnh ưu điểm trên, các bài tập thực hành cuộc sống còn giúp các bé củng cố, nắm chắc các hoạt động vận động căn bản, biết cách chăm sóc môi trường của mình, chăm sóc bản thân mình, các mối quan hệ xã hội (ứng xử tế nhị và lịch thiệp). Những điều này sẽ giúp đặt nền tảng cho sự nhất thể hóa nhân cách của trẻ.
Bài tập thực hành cuộc sống 12

Các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ xây dựng, rèn luyện và duy trì những thói quen tốt cho trẻ.

Bốn nhóm bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn trong Montessori

 Ở các lớp theo phương pháp giáo dục Montessori, các bài thực hành cuộc sống rất được chú trọng, thực hiện trên quy mô rộng lớn và thường xuyên. Hầu như ngày nào các con cũng có từ 2 đến 3 tiếng để học tập với giáo cụ và tự khám phá thế giới xung quanh. Điều này mang lại cho trẻ cơ hội theo cách chủ động và mang tính cá nhân.
Giống như hệ thống giáo cụ, các bài tập thực hành cuộc sống cũng được phân chia theo các nhóm với các mục địch riêng biệt. Có bốn nhóm khác nhau của các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn (EPL) liên quan các vấn đề mà trẻ có quyền được nhận sự trợ giúp từ người lớn để có thể phát triển bản thân tuân theo niềm đam mê, yêu thích từ bên trong và các quy luật sáng tạo tự nhiên.
Bài tập thực hành cuộc sống 12

Bài học trực quan giúp trẻ học cách phân loại rác, bảo vệ môi trường.
Ngược lại, chính sự thôi thúc từ bên trong và các quy luật sáng tạo tự nhiên sẽ định hướng cho sự hứng thú có lựa chọn của trẻ đối với các hoạt động này và giúp trẻ nhận thấy rằng các hoạt động này đáp ứng được nhu cầu của riêng trẻ. Do đó chúng khiến trẻ không thể cưỡng lại nổi việc muốn thực hiện, bất chấp sự hiểu lầm và cản trở từ môi trường (người lớn).
Bốn nhóm này được thực hiện để Thiết lập, Duy trì và Khôi phục hiện trạng của:
1. Các môi trường động và tĩnh (quét bụi, lau chùi, giặt rửa, đánh bóng, chăm sóc cây, động vật…)
2. Cá nhân mỗi người (mặc quần áo, cởi quần áo, tắm rửa, chải chuốt)
3. Các mối quan hệ xã hội (chào hỏi, đề nghị, chấp nhận, xin lỗi, …).
4. Các vận động căn bản (cầm nắm, khuân vác, đặt xuống, nhặt lên, … tất cả mọi thứ, đi bộ, ngồi xuống, đứng lên, …)

Dựa trên bốn nhóm đó, các lớp học theo phương pháp giáo dục Montessori sẽ đưa ra hệ thống giáo cụ tương ứng, phù hợp với các nhóm hoạt động để các bé sẽ được khám phá mà không lo bị ngắt quãng. Các thầy cô cũng sẽ định hướng và theo dõi trẻ dựa trên từng nhóm hoạt động này.
Bài tập thực hành cuộc sống theo phương pháp giáo dục Montessori Bài tập thực hành cuộc sống theo phương pháp giáo dục Montessori Reviewed by giaovienmamnon on 01:56 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.